Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 7: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNGVận dụng

Thời gian đọc: ~20 min

Câu 1. Các phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?

1. Lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc, hướng chuyển động hoặc bị biến dạng.
2. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
3. Đơn vị đo lực là niutơn. Kí hiệu là F
4. Lực được biểu diễn bằng mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.
5. Kí hiệu lực là N
6. Mũi tên biểu diễn lực có hướng cùng với hướng của lực tác dụng lên vật

Câu 2. Lực tác dụng vào vật không làm vật thay đổi theo hướng nào?

A. Thay đổi vận tốc
B. Thay đổi hướng chuyển động
C. Làm cho vật biến dạng
D. Thay đổi màu sắc

Câu 3. Một học sinh đá mạnh một quả bóng nhựa vào bức tường gạch. Những thay đổi nào có thể xảy đến với quả bóng sau khi quả bóng chạm vào bức tường?

A. Quả bóng bật ngược về phía người đá với tốc độ nhanh hơn.
B. Quả bóng rơi xuống, nằm im dưới chân tường.
C. Quả bóng bị méo hoặc vỡ.
D. Chỗ tiếp xúc giữa bóng và bức tường bị mất màu.

Câu 4. Hình nào trong các hình sau biểu diễn một lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2N.

Câu 5. Đặt một khối gỗ trên mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào khối gỗ và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và khối gỗ trượt nhanh dần.

Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực tác dụng lên khối gỗ? Biết độ lớn của lực là 3N.

Câu 6. Quan sát hình và chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Vật trong hình chịu tác dụng của lực chính. Đó là của người đàn ông, giữa với mặt sàn và của Trái đất.

Câu 7. Cho một số phát biểu về lực ma sát:

(1) Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

(2) Lực ma sát xuất hiện tại vị trí tiếp xúc giữa vật và mặt đỡ vật.

(3) Lực ma sát luôn gây hại cho vật và chuyển động của vật.

(4) Lực ma sát càng lớn, vật chuyển động càng dễ dàng.

Phát biểu nào là đúng?

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)

Câu 8. Vào mùa đông, ta thường xoa hai tay vào nhau để làm ấm tay. Vì sao khi xoa hai tay vào nhau, tay ta ấm lên?

A. Do lực đàn hồi của da tay sinh ra nhiệt làm tay ấm lên.
B. Do lực hấp dẫn giữa hai bàn tay sinh ra nhiệt làm tay ấm lên.
C. Do trọng lực giữa hai bàn tay đối nhau tạo nhiệt làm tay ấm lên.
D. Do lực ma sát giữa hai bàn tay sinh ra nhiệt làm tay ấm lên.

Câu 9. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
C. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
D. Con người đi lại được trên mặt đất.

Bài 10. Trọng lực là lực có đặc điểm như thế nào?

A. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
B. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Câu 11. Một vật có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bao nhiêu?

A. 5N.
B. 50N.
C. 500N.
D. 5000N.

Câu 12. Một xe ô tô đồ chơi đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào xe để nó chuyển động. Một thời gian sau, xe ô tô chuyển động chậm dần, rồi dừng lại vì chịu tác dụng của

A. trọng lực.
B. lực hấp dẫn của Trái đất.
C. lực búng của tay.
D. lực ma sát với mặt bàn.

flexilearn