Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 3: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG3. Tìm hiểu về dân tộc và hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung

Thời gian đọc: ~5 min

a) Các dân tộc

  • Ở vùng đồng bằng ven biển phía đông, chủ yếu là người Kinh và Chăm.
  • Ở vùng đồi núi phía tây chủ yếu là Thái, Mường, Tày, Bru - Vân Kiều, Cơ-tu, Ba-na, Ê-đê,..

Người Kinh

Người Chăm

Người Bru-Vân Kiều

Người Cơ-tu

Người Ba-na

b) Hoạt động kinh tế chủ yếu

Duyên hải miền Trung là vùng đất hẹp ngang, khá dài và giáp với vùng biển rộng nên có nhiều điều kiện để phát triển các hoạt động kinh tế biển như: làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,...

BẢNG THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN

Hoạt động kinh tế biển Một số điều kiện cần thiết để phát triển
1. Làm muối - Nước biển mặn.
- Nắng nhiều.
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản - Vùng biển rộng, nhiều hải sản.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản.
3. Du lịch biển - Nhiều bãi biển, vịnh biển, đảo, quần đảo đẹp. Một số bãi biển nổi tiếng như: Thiên Cầm, Mỹ Khê, Cửa Lò, Lăng Cô, An Bàng, Lý Sơn…
- Cơ sở hạ tầng (khách sạn, điểm vui chơi,…) ngày càng phát triển.
4. Giao thông đường biển - Vùng biển rộng, bờ biển dài.
- Nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng biển.
Một số cảng biển lớn: Cửa Lò, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Quy Nhơn.

Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng

flexilearn