BÀI 5. NAM BỘ4. Tìm hiểu truyền thống đấu tranh yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào Nam Bộ
Nhân dân Nam Bộ có ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm quật cường.
Cuộc khởi nghĩa của Trương Định; Phong trào đồng khởi Bến Tre.
Trương Định (1820 – 1864), hay Trương Công Định hoặc Trương Trường Định, là võ quan triều Nguyễn và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859 – 1864. Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862: “Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”.
Ông trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”.
Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863: “Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp...”.
“Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta...”.
Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864): “Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp.”.
Các đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm thị xã Gò Công.