Thời gian: 00:00:00

LỚP 4 - KIỂM TRA

15
Thời gian làm bài: ~15 phút

Câu 1. Vùng nào trên đất nước Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc:

A. Duyên hải miền Trung
B. Đồng bằng Bắc Bộ
C. Nam Bộ
D. Tây Nguyên
E. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu 2. Các cao nguyên ở Tây Nguyên là:

A. cao nguyên Kon Tum
B. cao nguyên Plây-ku
C. cao nguyên Mộc Châu
D. cao nguyên Lâm Viên
E. cao nguyên Di Linh
G. cao nguyên Đồng Văn

Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu 3. Sông nào ở vùng Nam Bộ ?

A. Sông Hồng
B. Sông Tiền
C. Sông Hậu
D. Sông Thái Bình
E. Sông Đồng Nai
G. Sông Sài Gòn

Câu 4. Hãy điền Đ vào ô trống trước câu đúng và S vào ô trống trước câu sai:

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, bao gồm núi, cao nguyên, đồi và cánh đồng thung lũng.
Các đồng bằng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nhỏ, hẹp vì các dãy núi lan ra sát biển.
Vùng duyên hải miền Trung có nhiều điều kiện để phát triển các hoạt động kinh tế biển.
Các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là người Hoa, Chăm và Khơ-me.
Nam Bộ là vùng sản xuất lúa gạo, thủy sản lớn nhất cả nước.

Câu 5. Nối các thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp:

1. Chợ phiên vùng cao
2. Lễ hội Cồng Chiêng
3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám
4. Tháp Chàm
5. Chợ nổi
a. Đồng bằng Bắc Bộ
b. Trung du và miền núi Bắc Bộ
c. Nam Bộ
d. Tây Nguyên
e. Duyên hải miền Trung

Câu 6. Phạm vi của nước Văn Lang bao gồm những khu vực nào hiện nay?

A. Một phần của lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay.
B. Một phần của lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Bộ của Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay.
D. Giống với phần lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay.

Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu 7. Sự kiện nào sau đây thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của vua tôi và quân dân nhà Trần?

A. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
B. Các bô lão đến dự Hội nghị Diên Hồng đều đồng thanh hô to: “Đánh!”.
C. Vua Trần cho lập Hà đê sứ.
D. Binh lính thích lên tay hai chữ: “Thát Sát”.
E. Trần Quốc Toản chiêu mộ quân sĩ, luyện tập võ nghệ.
G. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ.
H. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.

Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu 8. Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để tăng cường quyền lực vào tay nhà vua?

A. Ban hành các chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
B. Bãi bỏ một số chức quan cao cấp như Tể tướng, Tướng quốc.
C. Trực tiếp Tổng chỉ huy quân đội.
D. Cho vẽ bản đồ Hồng Đức.
E. Trực tiếp điều hành 6 Bộ, 6 tự và các cơ quan chuyên môn.
G. Cho phép các vương hầu, quý tộc được tổ chức quân đội riêng.

Câu 9. Các đoạn trích nào sau đây thể hiện nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Hãy điền Đ vào ô trống trước câu đúng và S vào ô trống trước câu sai.

Sách Lĩnh nam chích quái viết: “Bấy giờ Thứ sử Giao Châu là Tô Định tham lam tàn bạo, người trong châu quận khổ vì hắn”. (Trích: Vũ Quỳnh – Kiều Phú, Lĩnh nam chích quái. Truyện Hai Bà Trinh Linh phu nhân họ Trưng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993).
“Chính sách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán đối với người dân Giao chỉ ngày càng tàn tệ. Người dân không những bị cướp ruộng đất, còn phải nộp các loại thuế muối, thuế sắt, thuế sản vật,... dưới hình thức nộp cống”. (Trích Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X. Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2017).
Việt kiệu thư viết: “Thái thú Tô Định tham lam độc ác, dùng pháp luật trói buộc” (Trích: Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư, Q 3. Dẫn theo: Nguyễn Vinh Phúc, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 1983, trang 79).
Sách Đại Việt sử kí toàn thư thì ghi rõ hai Bà: “tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh Phong châu”. (Trích Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, Hà Nội, 1972, trang 91).
Sách Việt sử lược ghi: “Trắc giận bàn cùng em gái là Nhị đem binh Phong Châu đánh hãm các quận quyện. Cửu Chân, Nhật Nam đều hưởng ứng. Bà lược định 65 thành, tự lập làm Vua”. (Việt sử lược, Trần Quốc Vượng, dịch và chú giải, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1960. Việt Sử lược, Tái bản, Nhà xuất bản Thuận Hóa – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2005)
“Việc Tô Định giết hại Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc, một người thuộc hàng ngũ quan nhỏ ở địa phương, chính là hành động trấn áp thẳng tay sự phản kháng của tầng lớp quý tộc bản xứ”. (Trích Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X. Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2017).

Câu 10. Nối các thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp:

1. Nhân vật lịch sử đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại nhà Minh?
2. Nhân vật lịch sử đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La
3. Nhân vật lịch sử đã chỉ huy quân đánh bại quân Nguyên trên sông Bạch Đằng
4. Nhân vật lịch sử nào đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 40 chống lại ách bóc lột của quân xâm lược phương Bắc
5. Nhân vật lịch sử đã chỉ huy quân đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
a. Hai Bà Trưng
b. Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
c. Lê Lợi
d. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn
e. Ngô Quyền