BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ XB. Bài giảng
1. Tìm hiểu vị trí địa lí và sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
a. Vị trí địa lí
- Bao gồm: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Đông Nam Á nằm ở vị trí kết nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải
⇒ hoạt động thương mại đường biển phát triển. - Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn
⇒ phát triển nền nông nghiệp lúa nước.
b. Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
- Cơ sở hình thành: sự phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước, giao lưu thương mại đường biển, giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
- Thời gian: khoảng thời gian từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
- Các quốc gia sơ kì đã xuất hiện ở cả khu vực Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
2. Tìm hiểu về các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
- Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á được hình thành từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông Nam Á lục địa, quanh lưu vực các con sông và Đông Nam Á hải đảo.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước: Đại Cồ Việt, Chân Lạp, Đva-ra-va-ti, Pa-gan,...
+ Thương mại biển: Sri-vi-giay-a, Ka-lin-ga, Ma-ta-ram.
3. Khám phá sự giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên
- Về tôn giáo, tín ngưỡng: tín ngưỡng dân gian đã dung hợp với Ấn Độ giáo, Phật giáo và hình thành nên đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người dân (tục cầu mưa dung hợp với Phật giáo, biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực - lin-ga - trở thành biểu tượng quyền lực của nhà vua theo Ấn Độ giáo,...).
- Về kiến trúc, điều khắc: nhiều công trình và tác phẩm mang dấu ấn Ấn Độ giáo và Phật giáo đã xuất hiện ở các quốc gia Đông Nam Á.
- Về chữ viết: nhiều nhóm cư dân đã tạo ra chữ viết của mình trên cơ sở chữ cổ của Trung Quốc và Ấn Độ.