Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 4. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVB. Bài giảng

Thời gian đọc: ~10 min

1. Tìm hiểu sự ra đời của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV

2. Những thành tựu về chính trị, văn hóa, giáo dục

Về chính trị

  • Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý được xây dựng và hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương.
    + Vua đứng đầu nhà nước, cha truyền con nối.
    + Các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp vua lo việc nước.
    + Cả nước chia thành các lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu; dưới lộ là huyện, hương; dưới là các thôn, giáp.

  • Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly:
    + Ban hành tiền giấy đầu tiên ở nước ta.
    + Ban hành chính sách hạn nô, hạn điền.
    + Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
    + Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, thuyền chiến

Về kinh tế

  • Nông nghiệp: có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển
  • Thủ công nghiệp phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú: đồ gốm, đồ trang sức, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt,…
  • Thương nghiệp: Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

Về giáo dục

  • Giáo dục thời Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa phát triển.
  • Đến thời Lý, Trần giáo dục Nho học phát triển:
    + Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
    + Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở để dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quý tộc, quan lại, sau đó mở rộng cho cả con em thường dân.
    + Đến thời Trần, trường tư cũng được mở nhiều ở làng xã.

Kiến trúc

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu:

Chùa Nhất Trụ (Ninh Bình)

Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

Tháp Phổ Minh (Nam Định)

Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

flexilearn