Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 5. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) VÀ VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)B. Bài giảng

Thời gian đọc: ~15 min

1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

a. Những sự kiện tiêu biểu

1 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

  • Năm 1416, Hội thề Lũng Nhai
  • Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa)

Tranh sơn dầu Lê Lợi

Hội thề Lũng Nhai

2 Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)

  • Trong thời gian đầu, nghĩa quân gặp khó khăn, căn cứ nhiều lần bị bao vây.
  • Năm 1423, nghĩa quân đề nghị giảng hòa với quân Minh để củng cố lực lượng.

Lê Lai cải trang thành Lê Lợi

3 Mở rộng địa bàn hoạt động (1424 – 1425)

  • Cuối năm 1424, nghĩa quân chuyển vào Nghệ An.
  • Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân làm chủ Nghệ An và giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân (Thừa Thiên Huế).

4 Khởi nghĩa toàn thắng (1426 – 1427)

  • Tháng 9 năm 1426, nghĩa quân tiến ra Bắc, chuyển sang giai đoạn phản công.
  • Những chiến thắng tiêu biểu:

+ Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (1426)

Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động

+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (1427)

Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang

  • Năm 1427, sau hội thề Đông Quan, cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

b. Ý nghĩa lịch sử

  • Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt

2. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

a. Sự thành lập nhà Lê sơ

Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê sơ, đóng đô ở Thăng Long.

b. Tình hình kinh tế

Nông nghiệp

  • Nhà nước thi hành nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp: quân điền, chia lại ruộng đất cho nông dân, chú trọng khai hoang, làm thủy lợi.
  • Diện tích canh tác mở rộng, đời sống nhân dân ổn định.

Thủ công nghiệp:

  • Nhiều nghề thủ công phát triển: làm gốm, làm đồ sắt, đồ đồng,…

Ngói ống tạo hình con Rồng, men xanh, thời Lê sơ (thế kỷ 15) - hiện vật ở Hoàng thành Thăng Long

Bát gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỉ XV - hiện vật ở Hoàng thành Thăng Long

Thương nghiệp

  • Buôn bán trong nước và ngoài nước đều phát triển.

c. Tình hình giáo dục

  • Thời Lê sơ, giáo dục Nho học được đặc biệt coi trọng.
  • Các khoa thi được mở thường xuyên để tuyển chọn quan lại. Những người đỗ đạt được khắc tên vào bia ở Văn Miếu (gọi là bia Tiến sĩ).

Bia Tiến sĩ - Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội

Bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

  • Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Giáo dục, đào tạo quan lại với nội dung là các sách của đạo Nho được đề cao.

d. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Nguyễn Trãi (1380 – 1420)

  • Nguyễn Trãi là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.
  • Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.

Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV):

  • Ngô Sĩ Liên từng giữ chức Đô ngự sử dưới thời Lê sơ, phụ trách việc biên chép lịch sử.
  • Ông là người khởi thảo bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.

(Hình Đền thờ Ngô Sĩ Liên - Hà Nội
(Nguồn: Sách Cánh diều – trang 82)

flexilearn