Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 6. CHÂU ÂUB. Bài giảng

Thời gian đọc: ~20 min

1. Thiên nhiên

Bản đồ tự nhiên châu Âu

a. Ví trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ

  • Là châu lục ở phía tây lục địa Á – Âu, nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc
  • Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, có nhiều đảo và quần đảo; bờ biển dài khoảng 43 000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh
  • Có 3 mặt giáp biển và đại dương, phía đông tiếp giáp châu Á (ranh giới là dãy U-ran)

b. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình

Các khu vực địa hình chính Đặc điểm
Đặc điểm chung: khá đơn giản
Đồng bằng - chiếm phần lớn diện tích
- tạo thành một dải, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm
- đồng bằng Đông Âu là lớn nhất
Miền núi - Núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm, chạy theo hướng bắc – nam
- Núi trẻ: chỉ chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu ở phía nam

Khí hậu

Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu

Đới khí hậu Kiểu khí hậu Đặc điểm
Cực và cận cực Lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít
Ôn đới Ôn đới hải dương Khí hậu điều hòa, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm trên 0°C, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
Ôn đới lục địa Mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn kiểu ôn đới hải dương; lượng mưa ít.
Cận nhiệt Cận nhiệt địa trung hải Mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình

Sông ngòi

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • Phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn, nối với nhau bởi hệ thống kênh đào

Các đới thiên nhiên

  • Đới lạnh:
    - Chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía bắc châu lục
    - Động, thực vật nghèo nàn (thực vật chỉ có rêu, địa y,… động vật chỉ có chuột lem-mút, cú bắc cực,…).
  • Đới nóng:
    - Chiếm phần lớn lãnh thổ, thiên nhiên phân hóa đa dạng
    - Bao gồm:
    + Khu vực ven biển phía tây: phổ biến là rừng lá rộng (với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gõ kiến,…).
    + Khu vực lục địa phía đông: thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ rừng lá kim đến rừng hỗn giao, thảo nguyên, bán hoang mạc (rừng lá kim nghèo thành phần loài; phía đông nam khô, nóng hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế; ven biển ca-xpi xuất hiện hoang mạc).
    + Phía nam châu lục: sinh vật thích nghi với điều kiện khô, nóng vào mùa hạ; có rừng lá cứng địa trung hải (như sồi thường xanh, cây bụi,…)

2. Dân cư, xã hội

Bản đồ tỉ lệ dân thành thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2019

a. Đặc điểm dân cư

  • Quy mô dân số nhỏ và tăng chậm; xếp 4 trong các châu lục. Gần đây, số dân tăng chủ yếu là do nhập cư
  • Tỉ suất tăng dân số tự nhiên rất thấp
  • Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: châu Âu có cơ cấu dân số già. Tỉ lệ dân số từ 0 đến 14 tuổi ngày càng giảm; tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.
  • Cơ cấu dân số theo giới tính: giai đoạn 1950 – 2020, tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có xu hướng tăng
  • Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao

b. Di cư ở châu Âu

Thời gian Di cư Nơi đi, Nơi đến Ảnh hưởng
Từ thế kỉ XV Di cư Từ châu Âu đến châu Mỹ Khai phá các vùng đất mới
Từ giữa thế kỉ XX đến nay Nhập cư Từ châu Á, Bắc Phi đến châu Âu - Góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động
- Tăng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ
- Nhập cư trái phép gây ra nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự

c. Đô thị hóa

  • Bắt đầu từ thời cổ đại
  • Nửa cuối thế kỉ XVIII: phát triển mạnh mẽ
  • Hiện nay:
    + Các đô thị không ngừng gia tăng quy mô dân số; nhiều đô thị mới hình thành.
    + Mức độ đô thị hóa: cao với 75% dân số thành thị (năm 2020), nhất là Tây Âu.
    + Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp.
    + Đô thị hóa nông thôn ngày càng phát triển.
    + Lối sống đô thị văn minh, hiện đại, hành vi ứng xử văn hóa, tác phong làm việc khoa học,… phổ biến ở châu Âu.

3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Bảo vệ môi trường nước

  • Biện pháp: ban hành các quy định về nước để kiểm soát chất lượng; cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải; giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao ý thức của người dân;…
  • Kết quả: giảm được lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm như các chất hóa học, chất thải rắn,…, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt và sản xuất.

Bảo vệ môi trường không khí

  • Biện pháp:
    + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... trong sản xuất điện.
    + Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
    + Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.
    + Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp.
    + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
  • Kết quả: chất lượng môi trường không khí đã được cải thiện rõ rệt.

Bảo vệ đa dạng sinh học

  • Biện pháp:
    + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
    + Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.
    + Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.
    + Xây dựng vành đai quanh khu vực đô thị.
    + Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,....
flexilearn