Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

Bài 8. CHÂU PHIB. Bài giảng

Thời gian đọc: ~15 min

1. Thiên nhiên

Bản đồ tự nhiên châu Phi

a. Ví trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

  • Tiếp giáp với 2 châu lục và 2 đại dương
  • Nằm ở cả bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây
  • Là châu lục lớn 3 thế giới
  • Lãnh thổ có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt

b. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình, khoáng sản

  • Địa hình:
    + có bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m.
    + thấp dần từ phía đông nam sang phía tây bắc.
    + gồm các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.

  • Khoáng sản: giàu có, phong phú, nhiều loại quý có trữ lượng hàng đầu thế giới.

Khí hậu

Bản đồ khí hậu châu Phi

  • Có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới
  • Phần lớn lãnh thổ nằm trong các đới nóng, bao gồm các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt. s

Sông, hồ

  • Mạng lưới sông ngòi phân bố không đều, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
  • Các hồ lớn phân bố chủ yếu ở Đông Phi.

Môi trường tự nhiên

  • Môi trường xích đạo: Giới sinh vật rất phát triển, đặc biệt là rừng thường xanh. Đất màu mỡ. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
  • Môi trường nhiệt đới: Thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai. Đất đỏ vàng là chủ yếu. Sông ngòi có lưu lượng nước khá lớn, thay đổi theo mùa.
  • Môi trường hoang mạc: Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.
  • Môi trường cận nhiệt: Phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước. Mạng lưới sông ít phát triển.

2. Dân cư, xã hội

a. Là châu lục đông dân thứ 2 thế giới.

  • Dân số vẫn còn tăng nhanh. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Số người xuất cư nhiều hơn nhập cư.
  • Tuổi thọ trung bình tăng
  • Cơ cấu dân số trẻ với số dân trong và dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao

Dân số đông và tăng nhanh tạo ra nhiều áp lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, như: giải quyết việc làm, đói nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,….

b. Những vấn đề về xã hội

  • Nạn đói vẫn còn xảy ra ở nhiều quốc gia châu Phi, đặc biệt khu vực nam Xa-ha-ra do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang,…
  • Xung đột quân sự vẫn diễn ra ở một số khu vực do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên,…

c. Di sản lịch sử

  • Châu Phi có nhiều di sản lịch sử nổi tiếng, đó là phép tính, giấy, kim tự tháp Ai Cập, thành phố cổ Tim-bút-tu,……
  • Trong quá trình khai thác và phát huy các di sản, châu Phi đòi hỏi: chung tay bảo vệ của các nước châu Phi và cộng đồng quốc tế.

3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

a. Khai thác và sử dụng thiên nhiên

Môi trường tự nhiên Cách thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Môi trường xích đạo - Trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, …) và cây lương thực như ngô, lúa nước.
- Khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít, …
- Diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn, …
Môi trường nhiệt đới - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch
- Khai thác khoáng sản có giá trị như vàng, đồng, …
- Trồng cây công nghiệp (chè, cà phê, …) và cây ăn quả xuất khẩu
- Vùng ven sa mạc trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa
- Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra trồng lạc, bông, …; chăn nuôi dê, cừu, …
- Thoái hóa đất và nguồn nước
Môi trường hoang mạc - Ứng dụng công nghệ mới để khai thác và chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên; thành lập các trang trại ở ốc đảo, …
- Xây dựng các nhà máy điện mặt trời, tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc, du lịch khám phá
Môi trường cận nhiệt - Trồng các loại cây ăn cận nhiệt như lúa mì, nho, ô liu, … và chăn nuôi cừu.
- Phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng
- Khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.
- Hiện tượng hoang mạc hóa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu

b. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

  • Nạn săn bắn và mua bán bất hợp pháp các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác,... làm cho số lượng các loài động vật hoang dã suy giảm đáng kể
  • Chính sách bảo vệ động vật hoang dã gồm: thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, quy định nghiêm ngặt đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã,....
flexilearn