Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 3: KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CẢM XÚCVận dụng – Mở rộng

Thời gian đọc: ~15 min

Xử lí tình huống 1:

Bình và Minh đều đi bán hàng lặt vặt để kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Hôm nay hai bạn đi cùng nhau, Minh mau miệng bán hàng, tranh cả khách của Bình, Bình tức nổ đom đóm mắt. Theo em Bình nên làm như nào?

A. Bình lao vào dành khách của Minh
B. Bình cáu với Minh và bỏ đi chỗ khác để bán
C. Bình hít thở sâu, trấn tĩnh lại bản thân và nghĩ đến điều tích cực của Minh. Minh bán hàng tốt vậy là do Minh hay cười, tươi tắn, cũng giỏi bắt chuyện. Điểm này nên học hỏi. Bình nói chuyện với Minh về việc Minh chia sẻ kinh nghiệm bán hàng và cùng thống nhất với nhau sẽ hỗ trợ nhau bán hàng, ví dụ: chúng mình luân phiên, tớ hỗ trợ cậu 2 khách rồi cậu hỗ trở tớ 2 khách.

Gợi ý lời giải:

  • Bình lao vào dành khách của Minh

⇒ Cách này cả Minh và Bình sẽ làm cho khách sợ và bỏ đi. Kết quả là cả hai bạn đều khống kiếm thêm được thu nhập

  • Bình cáu với Minh và bỏ đi chỗ khác để bán

⇒ Cách này các bạn sẽ kiếm thêm được thu nhập một cách độc lập với nhau. Nhưng tình cảm của Minh và Bình sẽ không còn được tốt đẹp như trước, cả hai bạn đều sẽ cáu, buồn ảnh ảnh hưởng xấu đến chính tâm lí và suy nghĩ của hai bạn.

  • Bình hít thở sâu, trấn tĩnh lại bản thân và nghĩ đến điều tích cực của Minh. Minh bán hàng tốt vậy là do Minh hay cười, tươi tắn, cũng giỏi bắt chuyện. Điểm này nên học hỏi. Bình nói chuyện với Minh về việc Minh chia sẻ kinh nghiệm bán hàng và cùng thống nhất với nhau sẽ hỗ trợ nhau bán hàng, ví dụ: chúng mình luân phiên, tớ hỗ trợ cậu 2 khách rồi cậu hỗ trở tớ 2 khách.

⇒ Cách này thật là tốt vì bạn cùng kiếm thêm được thu nhập và tình cảm của hai bạn lại càng gắn kết.

Xử lí tình huống 2:

Bình cả ngày cứ ngáp ngủ, làm việc gì cũng uể oải và thiếu năng lượng. Các bạn xem làm thế nào để Bình cải thiện tình trạng uể oải này nhé.

A. Bình đã ngủ đủ giấc, ngày 7-8 tiếng và nên nghỉ trưa ngắn (15-30 phút) chưa?
B. Bình đã vận động thể dục thể thao đều đặn chưa?
C. Bình đã ăn đủ và ăn dinh dưỡng chưa?
D. Bình đã vệ sinh cá nhân thường xuyên chưa

Xử lí tình huống 3:

An muốn học tiếp cấp 3, nhưng An biết điều kiện kinh tế gia đình không tốt. An muốn nói chuyện với mẹ nhưng rất lo lắng. Nếu là An bạn sẽ làm gì để kiểm soát nỗi lo lắng này? Hãy cũng sắp xếp thứ tự các bước thực hiện nhé.

Đề xuất và thực hiện giải pháp.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến lo lắng.
Đánh giá hiệu quả sử dụng.
An lo lắng vấn đề gì?

Gợi ý lời giải:

1. An lo lắng vấn đề gì?

  • An cần rõ ràng là An đang lo lắng vấn đề gì? An lo lắng Mẹ sẽ không cho An đi học tiếp.

2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến lo lắng:

  • An có tự tin An có thể theo học tiếp không?
  • Nếu An học tiếp sẽ vừa thêm kinh phí cho gia đình, vừa không có người phụ giúp mẹ.
  • Nhà có em bé cũng đang học, nên tập trung cho em.

3. Đề xuất và thực hiện giải pháp:

  • An cần kiểm tra trình độ học của bản thân thông qua các bài học, kiểm tra trên lớp và nên nói chuyện trực tiếp với cô giáo về mong muốn của mình và lắng nghe nhận xét từ cô giáo.
  • An sẽ cố gắng song song thực hiện cả việc học và việc phụ giúp gia đình thông qua bản phân chia công việc theo thời gian biểu hợp lí An học tiếp có thể dạy thêm em, giúp em học tốt hơn.

4. Đánh giá hiệu quả sử dụng:

  • Tìm lúc mẹ ít việc, vui vẻ, tâm sự với mẹ với những dẫn chứng cụ thể (như trên)
  • Lắng nghe câu trả lời của mẹ

flexilearn