BÀI 6: KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH VÀ ỨNG PHÓ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨMVận dụng - Mở rộng
1. Có những nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm?
A. Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm: không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, đồ chứa thực phẩm, nấu thực phẩm không vệ sinh
B. Do bảo quản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không che đậy để côn trùng, vật nuôi,…tiếp xúc vào thức ăn, làm lây nhiễm vi sinh gây bệnh.
C. Ăn phải thức ăn có chứa chất độc như khoai tây mọc mầm (chứa chất độc Solamin), Mủ cóc, cá Nóc (chứa độc tố Tetrodotoxin)…
D. Tất cả các phương án trên
2. Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc thực phẩm là gì?
A. Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần
B. Đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.
C. Nôn và buồn nôn sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc.
D. Tất cả đáp án trên
3. Cách xử trí ngộ độc thực phẩm
A. Đối với người bệnh có các triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần ngay lập tức khiến người bị ngộ độc nôn hết thức ăn trong bụng ra. Có thể pha nước muối (2 thìa canh muối hòa tan trong 1 ly nước ấm) hoặc uống nhiều nước lọc, rồi dùng ngón tay trỏ ép vào gốc lưỡi, kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt
B. Đối với người bệnh tiêu chảy, có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay thế bằng dung dinh nước muối loãng (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước lọc). Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.
C. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ, như co giật, rối loạn ý thức hay suy hô hấp thì không sử dụng biện pháp gây nôn nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
D. Tất cả đáp án trên
4. Những lưu ý khi xử trí bị ngộ độc thực phẩm là gì?
A. Tuyệt đối không được cho người bị ngộ độc uống thuốc cầm tiêu chảy.
B. Cần lưu giữ thức ăn nghi gây ngộ độc thực phẩm để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc và định hướng tìm chất trung hòa độc tính nếu có.
C. Sau khi tình trạng ngộ độc đỡ dần, để đẩy nhanh sự hồi phục, nên cho người bệnh nên : Ăn những bữa ăn nhỏ; Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp; Nghỉ ngơi nhiều, Tránh xa bia rượu, cà phê, chất kích thích.
D. Đối với tất cả các trường hợp bị ngộ độc sau khi sơ cứu tại chỗ đều phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế xử trí kịp thời hoặc cho hướng dẫn phù hợp.
E. Tất cả đáp án trên