Bài 9. ĐỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN: NGUYÊN HỒNG - NHÀ VĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG KHỔB. Thực hành
Câu 1. Yếu tố nào không phải là đặc trưng của văn bản nghị luận?
A. Ý kiến
B. Lí lẽ
C. Dẫn chứng
D. Cốt truyện
Câu 2. Những lưu ý nào đúng về cách đọc hiểu văn bản nghị luận.
1. Đọc kĩ nhan đề (tên) văn bản để nhận biết vấn đề nghị luận.
2. Tìm hiểu bố cục của văn bản (chia thành mấy phần? là những phần nào?)
3. Xác định ý chính (nội dung chính) của từng phần.
4. Tóm tắt các sự việc chính của văn bản
5. Xác định ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng trong các phần của văn bản.
6. Xác định ý nghĩa của vấn đề nghị luận hoặc mục đích của văn bản
Câu 3. Mục đích chính của văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” - (Nguyễn Đăng Mạnh) là gì?
A. Khẳng định một đặc điểm của nhà văn Nguyên Hồng
B. Kể về cuộc đời bất hạnh của nhà văn Nguyên Hồng
C. Bày tỏ tình cảm, sự ngưỡng mộ đối với nhà văn Nguyên Hồng
D. Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng
Câu 4. Chọn những phương án đúng
Nhận xét nào đúng về giá trị nghệ thuật của văn bản?
1. Nhiều tình tiết, sự việc hấp dẫn
2. Bố cục rõ ràng
3. Các ý kiến được khẳng định với bằng chứng thuyết phục
4. Đan xen yếu tố tự sự phù hợp, hiệu quả