Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 7: ĐỌC THƠ BỐN CHỮ - MÙA THU CỦA EMB. Thực hành

Thời gian đọc: ~10 min

Câu 1. Bài thơ "Mùa thu của em" có cách ngắt nhịp như thế nào?

A. 2/2
B. 1/3
C. 1/1/2
D. 1/2/1

Câu 2. Từ cùng vần trong đoạn trích dưới đây:

Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ông trăng
Em nhảy, trăng cũng nhảy
Mái nhà ướt ánh vàng

Trần Đăng Khoa

A. tăng - nhảy
B. tăng - trăng
C. nhảy - ánh
D. quanh - trăng

Câu 3. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp từ
D. Liệt kê

Câu 4. Đoạn thơ dưới đây sử dụng cách gieo vần nào?

Em yêu màu đỏ
Như máu con tim
Lá cờ tổ quốc
Khăn quàng đội viên

A. Vần chân, vần liền
B. Vần lưng, vần liền
C. Vần lưng, vần cách
D. Vần chân, vần cách

Câu 5. Đoạn thơ sau có nội dung chính là gì?

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

A. Hình ảnh hạt gạo dường như gắn liền với những hình ảnh dung dị, quen thuộc nhất của làng quê Việt Nam
B. Nỗi cơ cực của người nông dân để có thể làm ra hạt gạo thơm ngon, có hương vị đặc trưng của làng quê
C. Việc trồng được lúa nước là một trong những thành tựu nổi bật nhất trong lịch sử của nhân loại
D. Để có hạt gạo ngon, cần phải trồng bằng phù sa của sông Kinh Thầy, gần hồ sen và có nguồn nước đầy
flexilearn