Thời gian: 00:00:00

LỚP 7 - KIỂM TRA

15
Thời gian làm bài: ~15 phút

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    NÓI VỚI EM

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

   (Vũ Quần Phương)

Câu 1. Khổ thơ thứ nhất gợi ra những điều kì diệu về:

A. Khu vườn rực rỡ sắc màu
B. Ngôi nhà yên bình hạnh phúc
C. Thiên nhiên tươi đẹp đầy âm thanh
D. Thế giới cổ tích với những điều kì diệu

Câu 2. Yếu tố miêu tả xuất hiện nhiều nhất ở:

A. Khổ thơ đầu
B. Khổ thơ thứ hai
C. Khổ đầu và khổ cuối
D. Hai khổ thơ cuối

Câu 3. Hình ảnh nào không gắn với văn học dân gian?

A. Các bà tiên
B. Khu vườn lộng gió
C. Chú bé đi hài bảy dặm
D. Quả thị và cô Tấm

Câu 4. Bài thơ được ngắt theo nhịp nào?

A. 3/4
B. 4/3
C. 3/2/2
D. 2/2/3

Câu 5. Ấn tượng chung mà bài thơ gợi ra là gì?

A Những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu
B. Tình cảm gia đình ấm áp sum vầy
C. Cuộc trò chuyện thân tình, vui vẻ của hai chị em
D. Một hành trình tưởng tượng và khám phá đầy thú vị

Câu 6. Những nhận xét nào không đúng về giá trị nghệ thuật của bài thơ?

A. Bài thơ có âm điệu tha thiết, dịu dàng qua cách dùng điệp ngữ.
B. Tác giả đã lựa chọn được những hình ảnh rất thân thương, gần gũi.
C. Ngôn ngữ chau chuốt, các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng hiệu quả.
D. Yếu tố miêu tả và tự sự đan xen khiến bài thơ như một câu chuyện tâm tình.

Câu 7. Cụm từ “nếu nhắm mắt” được lặp lại ba lần ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì và nên hiểu giả thiết đó như thế nào?

Câu 8. Bài thơ mang đến cho em lời khuyên bổ ích gì? Viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.