BÀI 7: ĐỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN: ĐI TÌM VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAOB. Thực hành
Câu 1. Mục đích quan trọng nhất mà các văn bản nghị luận hướng đến là gì?
A. Trình bày ý kiến cá nhân
B. Thuyết phục người đọc
C. Cung cấp thông tin chính thức
D. Bàn luận để thống nhất quan điểm
Câu 2. Điều gì là quan trọng nhất khi trình bày một văn bản nghị luận?
A. Dễ theo dõi
B. Có sự sáng tạo
C. Logic, chặt chẽ
D. Hấp dẫn, cuốn hút
Câu 3. Câu “Cảm nhận đầu tiên của người đọc chính là sự đa dạng của quần thể di tích thắng cảnh Kiếm hồ.” có vai trò gì trong đoạn văn?
A. Là luận điểm
B. Là lí lẽ
C. Là dẫn chứng
D. Là phân tích dẫn chứng
Câu 4. Câu nào nêu nhận xét về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
A. Cảnh quan như một bức tranh đẹp mà mỗi câu thơ là một gợi mở về không gian.
B. Hai câu thơ cuối khiến người đọc thoáng lặng đi trong phút suy tư bâng khuâng.
C. Câu cuối bài ca dao là câu hỏi tu từ, nghĩa là hỏi không nhằm tìm đến câu trả lời.
D. “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ” là một bài ca dao lời giản dị mà ý sâu sắc.
Câu 5. Văn bản “Đi tìm vẻ đẹp của một bài ca dao” có tác dụng chủ yếu nào đối với người đọc?
A. Có thêm hiểu biết về cảnh hồ Hoàn Kiếm
B. Hiểu sâu hơn về bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ”
C. Biết được những sinh hoạt văn hóa dân gian của người xưa
D. Thấy được vẻ đẹp của đất nước thể hiện qua các bài ca dao