BÀI 4: ĐỌC THƠ - NGHE TIẾNG GIÃ GẠOThực hành
Câu 1. Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” viết về chủ đề nào?
A. Cảnh sinh hoạt
B. Cuộc sống vùng quê
C. Tinh thần chiến thắng
D. Bài học thành công
Câu 2. Hai câu thơ “Gạo đem vào giã bao đau đớn – Gạo giã xong rồi trắng tựa bông” thể hiện điều gì?
A. Quá trình để hạt gạo nấu thành cơm
B. Những thử thách hạt gạo đã trải qua
C. Nguyên nhân để gạo trở thành có ích
D. Khẳng định giá trị của hạt gạo bé nhỏ
Câu 3. Tác giả gửi gắm lời nhắn nhủ nào qua hai câu thơ “Sống ở trên đời người cũng vậy – Gian nan rèn luyện mới thành công”?
A. Con người hãy sống có ích như những hạt gạo bé nhỏ
B. Trong cuộc sống ai cũng phải trải qua những gian nan
C. Con người chăm chỉ rèn luyện sẽ vượt qua mọi khó khăn
D. Qua gian nan thử thách con người mới có được thành công
Câu 4. Câu tục ngữ nào có nội dung phù hợp với thông điệp của bài thơ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
B. Có công mài sắt có ngày nên kim
C. Nước chảy đá mòn
D. Cơm không ăn gạo còn đó
Câu 5. Nhận xét nào đúng về cách thể hiện của bài thơ?
A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp
B. Bài thơ diễn đạt giản dị mà hài hước
C. Bài thơ ngắn gọn, mang ý nghĩa sâu sắc
D. Bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ