BÀI 9: TRIỀU TRẦN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊNLuyện tập và Đánh giá
Câu 1. Nhà Trần thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 1226.
B. Năm 1258.
C. Năm 1285.
D. Năm 1288
Câu 2. Chiến thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 1226.
B. Năm 1258.
C. Năm 1285.
D. Năm 1288.
Câu 3. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn dùng kế sách gì để đánh giặc trên sông Bạch Đằng?
A. Kế “vườn không nhà trống”, rút khỏi kinh thành Thăng Long
B. Kế “tiên phát chế nhân”, ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
C. Kế lợi dụng nước thủy triều lên xuống, đóng cọc gỗ xuống lòng sông, nhử địch vào trận địa mai phục.
D. Kế “đánh nhanh, thắng nhanh”, lợi dụng sự chủ quan của quân địch.
Câu 4. Những nội dung nào sau đây thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của vua tôi và quân dân nhà Trần?
A. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
B. Các bô lão đến dự Hội nghị Diên Hồng đều đồng thanh hô to: “Đánh!”.
C. Vua Trần cho lập Hà đê sứ.
D. Binh lính thích lên tay hai chữ: “Sát Thát”.
E. Trần Quốc Toản chiêu mộ quân sĩ, luyện tập võ nghệ.
G. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ.
H. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Câu 5. Nối các nhân vật ở bên trái và sự kiện hoặc thông tin ở bên phải sao cho phù hợp
(Lưu ý, có những nhân vật tương ứng với nhiều hơn 1 sự kiện hoặc thông tin).
1. Trần Cảnh/ vua Trần Thái Tông
2. Trần Thủ Độ
3. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn
4. Binh lính
5. Bô lão
6. Trần Quốc Toản
a. “Sát Thát”
b. Nhà Trần thành lập năm 1226
c. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
d. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
e. Hịch tướng sĩ
g. Hội nghị Diên Hồng
h. Lá cờ thêu 6 chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”